0

Cùng bác sĩ tâm lý lắng nghe con: Hiểu về trầm cảm tuổi dậy thì | Safe and Sound

Khi con trẻ thay đổi tính tình, trở nên bướng bỉnh hơn, thích được tự do riêng tư, bạn có thể cho rằng trẻ chỉ đơn giản là đang bước vào lứa tuổi dậy thì. Tuy nhiên, những năm gần đây với cuộc sống hiện đại bận rộn, trầm cảm tuổi dậy thì ngày càng trở thành một hiện tượng báo động, làm không ít phụ huynh căng thẳng và lo lắng cho sức khoẻ tinh thần của các con. Cùng Safe and Sound tìm hiểu rõ hơn về những dấu hiệu và nguyên nhân của trầm cảm tuổi dậy thì để phát hiện sớm và giúp con vượt qua nhé!

Nguyễn Thị Bình | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Trầm cảm tuổi dậy thì là gì?

Ảnh 1: Trầm cảm tuổi dậy thì ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển cảm xúc, tư duy của trẻ

Trầm cảm tuổi dậy thì là một vấn đề sức khoẻ tinh thần nghiêm trọng đặc trưng bởi việc thanh thiếu niên có cảm xúc buồn dai dẳng và mất hứng thú với hầu hết các hoạt động sinh hoạt, học tập.

Về bản chất, trầm cảm tuổi dậy thì không khác với trầm cảm ở người lớn. Tuy nhiên, dấu hiệu của trầm cảm tuổi dậy thì có thể biểu hiện khác với người lớn. Theo bác sĩ tâm lý, sự khác biệt này chủ yếu là do trẻ trong độ tuổi dậy thì từ 10-14 tuổi đang trải qua nhiều thay đổi về thể chất, các hóc-môn trong cơ thể chưa được ổn định, đồng thời ở lứa tuổi này trẻ bắt đầu phải đối mặt với những áp lực trong học tập và hình thành những cảm xúc đa dạng, sâu sắc hơn. Chính vì sự khác biệt này mà bạn có thể sẽ xem nhẹ, nghĩ rằng con mới bước vào tuổi mới lớn. Đây không chỉ là quãng thời gian khó khăn cho các em và còn khiến các phụ huynh phải lo lắng.

Những áp lực từ việc thi cử, bạn đồng trang lứa và những thay đổi về thể chất có thể gây nên những thất thường về cảm xúc ở trẻ. Tuy nhiên, khi những cảm xúc tiêu cực trở nên thường trực và kéo dài, đó có thể là dấu hiệu sớm của trầm cảm tuổi dậy thì mà phụ huynh nên nhận biết sớm.

Nếu bạn rơi vào tình trạng này cần sự hỗ trợ đặc biệt từ các chuyên gia tâm lý để quản lý và giảm thiểu các ảnh hưởng. Quá trình chăm sóc thường bắt đầu bằng một cuộc đánh giá cụ thể để xác định mức độ tổn thương mà người bệnh đang trải qua. Dựa trên đánh giá, chuyên gia tâm lý của Safe and Sound sẽ phát triển một kế hoạch điều trị riêng biệt, tùy thuộc vào nhu cầu và tình trạng cụ thể của từng người. Lộ trình của Safe and Sound bao gồm:

Tru-cot-SnS Chia-se-voi-Safe-and-Sound-GIF 

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị trầm cảm tuổi dậy thì

Trẻ bị trầm cảm ở tuổi dậy thì thường trải qua nhiều cảm xúc đan xen và biểu hiện những thay đổi trong hành vi mà bạn có thể chú ý theo dõi.

2.1. Những thay đổi về cảm xúc của trẻ bị trầm cảm tuổi dậy thì

Ảnh 2: Trẻ có những cảm xúc tiêu cực đan xen khi mắc trầm cảm tuổi dậy thì

- Thường xuyên buồn bã, khóc mà không vì lý do cụ thể nào

- Bức bối, tức giận, cáu kỉnh kể cả do những vấn đề nhỏ

- Cảm giác tuyệt vọng, trống rỗng

- Không còn hứng thú với những hoạt động thường ngày trẻ thích

- Không muốn tương tác hoặc cãi vã với bạn bè, gia đình

- Thiếu tự tin về bản thân, trẻ thấy mình “vô tích sự", tự trách bản thân nhiều

- Rất nhạy cảm khi bị từ chối, bị thất bại và cần có người bên cạnh an ủi thường xuyên

- Giảm mức độ tập trung, ghi nhớ, cảm thấy stress vì việc học trên trường.

- Thường xuyên suy nghĩ cuộc sống và tương lai thật ảm đạm, không có hy vọng

2.2. Những thay đổi về hành vi của trẻ bị trầm cảm tuổi dậy thì

- Mệt mỏi, căng thẳng và mất năng lượng

- Mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều

- Chán ăn, ăn ít hoặc thèm ăn rất nhiều hơn bình thường dẫn đến thay đổi cân nặng

- Sử dụng chất gây nghiện

- Liên tục than phiền về những cơn đau đầu, nhức mỏi

- Thích tự thu mình, cách ly với mọi người

- Suy nghĩ chậm chạp, nói hoặc chuyển động cơ thể chậm chạp.

- Kết quả học tập kém hơn

- Ít chú ý đến việc giữ vệ sinh cá nhân, ngoại hình

- Bùng phát những cơn giận dữ, có những hành vi bốc đồng, gây nguy hiểm

- Tự làm hại bản thân, có suy nghĩ tự sát hoặc lên kế hoạch làm điều đó

3. Nguyên nhân khiến trẻ bị trầm cảm tuổi dậy thì

Theo bác sĩ tâm lý, thường có nhiều hơn một nguyên nhân khiến trẻ bị trầm cảm tuổi dậy thì.

Ảnh 3: Áp lực, căng thẳng từ việc học tập, thi cử kéo dài có thể khiến trẻ dễ bị trầm cảm tuổi dậy thì

Áp lực học tập: Các em ở độ tuổi này thường phải đối mặt với nhiều áp lực thi cử và đôi khi cha mẹ đặt những mục tiêu quá lớn với khả năng của con. Khi trẻ bị ám ảnh về điểm số sẽ dẫn đến căng thẳng quá mức mỗi kỳ thi, đặc biệt tồi tệ hơn khi kết quả không như mong muốn dẫn đến buồn bã, thất vọng. Nếu cảm xúc này kéo dài và không được giải quyết có thể khiến trẻ dễ rơi vào trầm cảm.

Thay đổi nội tiết tố đột ngột: Tuổi dậy thì là giai đoạn cơ thể sẽ có những thay đổi đột ngột về nội tiết tố làm ảnh hưởng đến cảm xúc, hành vi và làm trẻ trở nên nhạy cảm hơn bình thường. Đây là yếu tố nền tảng, góp phần tạo nên sinh lý bệnh của trầm cảm tuổi dậy thì.

Áp lực đồng trang lứa: Ở độ tuổi dậy thì, quá trình phát triển cá tính, khám phá bản thân của trẻ gắn liền với những mối quan hệ bạn bè. Không ít trẻ gặp vấn đề về áp lực đồng trang lứa, liên tục căng thẳng và so sánh bản thân với các bạn khác có thành tích học tập cao hơn, ngoại hình thu hút hơn, gia đình có điều kiện hơn... để rồi thúc ép bản thân giả vờ không phải là chính mình để được yêu quý hay thu mình hoàn toàn, tránh tiếp xúc với bạn bè. Tồi tệ hơn, khi trẻ có những khác biệt và không hoà hợp vào số đông, trẻ có thể trở thành nạn nhân của tẩy chay, bạo lực học đường. Tất cả những áp lực này khiến trẻ phải cư xử theo cách chúng không muốn, chịu đựng những cảm xúc tiêu cực trong thời gian dài từ đó có thể dẫn tới trầm cảm, rối loạn lo âu.

Những cú sốc thời thơ ấu: Trong các nguyên nhân khi trẻ đến gặp bác sĩ tâm lý, những cú sốc đầu đời như người thân qua đời, bị bạo hành thể xác, tinh thần, hay cha mẹ ly hôn có thể ám ảnh trẻ rất lâu về sau và góp phần gây nên trầm cảm tuổi dậy thì.

Yếu tố di truyền gia đình: Các nghiên cứu đã chỉ ra yếu tố di truyền gia đình cũng làm tăng nguy cơ trầm cảm tuổi dậy thì. Khi trẻ có cha mẹ, hoặc họ hàng trực hệ mắc trầm cảm, nguy cơ trẻ mắc trầm cảm tuổi dậy thì sẽ tăng.

Bị ảnh hưởng và quen với lối suy nghĩ tiêu cực: Đối với trẻ em, những người lớn xung quanh, đặc biệt là cha mẹ sẽ khơi gợi và tạo nên thế giới quan của trẻ. Trong độ tuổi dậy thì, trẻ bắt đầu có sự thay đổi rõ rệt về hình ảnh bản thân và xây dựng nhận thức của riêng mình. Do đó, nếu gia đình, trường lớp không chú trọng giáo dục lành mạnh, trẻ có thể phát triển tư duy cực đoan và sai lầm. Khi trẻ càng lớn, càng gặp nhiều thử thách, trẻ khó có thể tự cân bằng cảm xúc và hành vi của bản thân với tư duy tiêu cực ấy và dần dà tự cô lập dẫn đến trầm cảm tuổi dậy thì.

4. Khi nào nên tìm đến bác sĩ tâm lý?

Ảnh 4: Hãy tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ tâm lý khi nghi ngờ trẻ mắc trầm cảm tuổi dậy thì.

Các bậc cha mẹ có thể khó phân biệt được giữa thay đổi tâm sinh lý bình thường của trẻ dậy thì trước áp lực, căng thẳng thi cử, chuyện tình cảm… với những dấu hiệu bị trầm cảm tuổi dậy thì. Cha mẹ cần dành sự quan tâm, cởi mở và lắng nghe con để hiểu tâm tư của con, nắm bắt được mức độ cân bằng cảm xúc và khả năng xử lý khó khăn của con.

Khi những biểu hiện khác thường về tâm lý và hành vi bắt đầu ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt hằng ngày của trẻ, hoặc cha mẹ lo lắng con có thể không an toàn, cần đưa trẻ đến khám và tư vấn bởi bác sĩ tâm lý có chuyên môn. Bởi vì, những triệu chứng thực sự của trầm cảm sẽ không thể tự mất đi mà còn có thể trầm trọng hơn qua thời gian nếu không được điều trị. Đôi khi, trẻ có rất ít triệu chứng hoặc biểu hiện không trầm trọng, vẫn có thể xảy ra trường hợp đáng tiếc. Do đó, nếu bạn lo lắng và nghi ngờ trẻ có thể bị trầm cảm tuổi dậy thì, hãy tìm đến sự trợ giúp từ bác sĩ tâm lý để được tư vấn và hỗ trợ.

5. Đội ngũ chuyên gia Safe and Sound có thể giúp đỡ gì cho bạn?

Chúng tôi biết rằng trị liệu tâm lý đôi khi là một bước khó khăn và cố gắng tìm một chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần mới phù hợp với nhu cầu cá nhân và tính cách của bạn có thể là một nhiệm vụ khó khăn và không dễ dàng.

Chúng tôi tin rằng sự kết hợp giữa chuyên gia tâm lý và bác sỹ tâm thần sẽ đem lại hỗ trợ tốt nhất cho bạn. Đội ngũ chuyên gia của Safe and Sound đáp ứng khắt khe các tiêu chuẩn, giúp bạn giải quyết đa dạng các vấn đề tâm lý bao gồm: Trầm cảm sau sinh, lo âu, rối loạn phân liệt cảm xúc, các vấn đề về giấc ngủ, rối loạn cảm xúc, các mối quan hệ, chấn thương tinh thần,…

- Bề dày kinh nghiệm hành nghề với đa dạng vấn đề tâm lý

- Kỹ năng đánh giá, tham vấn và xây dựng kế hoạch hỗ trợ hiệu quả

- Kết hợp linh hoạt các kỹ thuật, phương pháp để hỗ trợ hiệu quả và duy trì kết quả bền vững

Doi-ngu-chuyen-gia-SnS Dat-lich-voi-chuyen-gia-SnS-GIF

Bên cạnh đó, Safe and Sound sẽ:

- KHÔNG coi bạn là bệnh nhân: Ngược lại, chúng tôi coi bạn là một người can đảm đang chống chọi với cả một bầu trời u tối đang chực chờ sụp xuống. Chuyên gia của SnS có thể góp thêm với bạn một đôi tay trong nỗ lực này.

- KHÔNG dạy đời bạn: Chúng tôi sẽ cùng bạn nâng dậy nguồn năng lượng tích cực mà lâu nay đã bị quá nhiều áp lực và khổ đau đè sát đất.

- KHÔNG lạm dụng thuốc và hoá dược: Ngược lại, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm đến những giải pháp hiệu quả và tự nhiên.

SnS-ko-coi-ban lien-he-voi-chuyen-gia-tam-ly-GIF Xem thêm:

Những phương pháp điều trị trầm cảm ở tuổi dậy thì

Những hội chứng tâm lý dễ mắc ở tuổi dậy thì

: Cùng bác sĩ tâm lý lắng nghe con: Hiểu về trầm cảm tuổi dậy thì | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound